Ai là người bản địa đầu tiên sống tại Đà Lạt?

Bích Ngọc - 16:24 08/09/2021

Không phải Alexandre Yersin là người đầu tiên đặt chân đến Đà Lạt mà đã có một bộ tộc sinh sống từ trước đó rất lâu. Đó là bộ tộc Lạch thuộc dân tộc K’ho. Và họ chính là những người bản địa đầu tiên sống ở Đà Lạt.

Dan Cu Da Lat
Bộ tộc K'ho là chủ nhân nghìn đời của đất Lâm Viên

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khảo cổ, dân tộc K’ho đã có mặt trên Đà Lạt từ thời văn hóa Sa Huỳnh - tức cả nghìn năm trước công nguyên.

Dân tộc K’ho chia thành ba phân nhánh gồm người Lạch, người Chil và Srê. Nhóm người Lạch sống ở đồi trọc từ dãy Lang Biang trải dài xuống Tây Nam, là thành phố Đà Lạt ngày nay. Và cũng chính bộ tộc Lạch là những người gặp bác sĩ Alexander Yersin – người Pháp đặt chân lên Đà Lạt đầu tiên.

Dan Cu Da Lat 1
Dân tộc Lạch đã có mặt tại Đà Lạt từ rất lâu, trước khi bác sĩ Yersin phát hiện và khai phá nơi đây

Không xua đuổi hay trốn chạy, ngược lại người Lạch lại tiếp đón bác sĩ Alexander Yersin nồng hậu bằng những chum rượu cần ở căn nhà làng huyền thoại. Khi bị một con cọp vồ lấy ngựa của bác sĩ, họ đã giúp ông chiến đấu với thú dữ. Họ còn là người giúp ông tìm đường khám phá mảnh đất cao nguyên trong những năm tháng thám hiểm của mình.

Và cuộc gặp gỡ với bộ tộc M’Lates (tức là Lạch) này trên một dòng suối nhỏ của một thung lũng xanh biếc nên có lẽ tên DALAT có từ đây. (Da: Dak, theo tiếng Thượng có nghĩa là nước, suối, sông. Lat: M'Lates, Lạch. DALAT: suối của người Lat).

6
Bác sĩ Alexander Yersin - Người Pháp đầu tiên đặt chân đến cao nguyên

Người Lạch xưa kia có rất nhiều phong tục tập quán đặc biệt. Như tục làm đẹp bằng cách cà răng và căng tai, tục bắt chồng,... Đặc biệt, luật lệ của người Lạch là những câu thơ ca được gọi là Nri. Trong luật không có án tù hay tử hình và hình phạt cao nhất là đuổi ra khỏi làng. Người Lạch tin rằng khi con người phạm lỗi là không hoà đồng với thiên nhiên và động đến thần linh. Để không bị thần linh nổi giận trừng phạt, người phạm lỗi phải hiến sinh và nộp phạt.

Dan Cu Da Lat 3
Nét đẹp của người phụ nữ Lạch

Phải cám ơn bộ phận người Lạch ở Lạc Dương đã góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc bằng Lễ hội cồng chiêng được tổ chức hằng tuần tại buôn làng của họ ngay chân núi LangBiang. Ngoài ra, ngay tại khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu nổi tiếng cũng thường xuyên tổ chức những buổi hội cồng chiêng.

Xem trai gái người Lạch biểu diễn những điệu nhảy cùng cồng chiêng điêu luyện và hoang dã, nghe già làng kể những câu chuyện về tổ tiên họ và ăn thịt rừng, uống rượu cần bên lửa trại là những hoạt động vô cùng đáng trải nghiệm tại Đà Lạt.

Tour Giao Luu Cong Chieng
Tiếng cồng chiêng vẫn rền vang mỗi đêm dưới chân núi Langbiang

Người Lạch vẫn sống trên mảnh đất cũ của tổ tiên nhưng đang bị thu hẹp dần bởi sự phát triển của Đà Lạt. Dân số cũng tăng lên ít nhiều (từ 800 người ở năm 1940 lên đến hơn 2.700 người hiện nay). Đời sống kinh tế của họ cũng đã khác nhưng vẫn còn quá thấp so với mức sống chung hiện tại. Hàng ngày họ vẫn lầm lũi bên mảnh ruộng với kỹ thuật canh tác thô sơ. Các ngành kinh tế phụ một thời quan trọng như nuôi ngựa, đan cói, buôn bán,… dần bị suy thoái.

Bích Ngọc

(Ảnh: Sưu Tầm)

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề

Top 11 hãng xe taxi ở Đà Lạt uy tín và chuyên nghiệp nhất

developer - 20:07 01/11/2024

Trong bài viết này, 360dalat.com sẽ giới thiệu đến bạn những hãng xe taxi ở Đà Lạt nổi bật và chuyên nghiệp nhất năm 2024. Mong rằng bạn sẽ tìm được một hãng taxi phù hợp cho chuyến du lịch Đà Lạt của mình!