Bích Ngọc - 16:04 11/11/2021
Vào năm 1987, bác sĩ Alexandre Yersin lựa chọn cao nguyên Lâm Viên - một vùng đất lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng của người Pháp ở Đông Dương. Kể từ đó, trong vòng 30 năm, từ một điểm hoang vu, nơi đây đã trở thành một "Tiểu Paris" với đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng, các trường học, bệnh viện, khách sạn, công sở và dinh thự.
Tới năm 1940, Đà Lạt được coi là "thủ đô mùa hè" của toàn Liên bang Đông Dương. Dưới thời của Ngô Đình Diệm, nhiều trường học, trung tâm văn hóa và công trình kiến trúc đã được ra đời.
Kể từ năm 1964, chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, việc phát triển đô thị ít được coi trọng. Thay vào đó là những công trình phục vụ cho mục đích quân sự.
Sau chiến tranh, việc xây dựng thành phố ít được coi trọng hơn. Việc mở rộng diện tích nông nghiệp đã tác động đến cảnh quan môi trường, thiên nhiên. Trong giai đoạn này, du lịch Đà Lạt cũng trầm lắng bởi sự khó khăn chung của toàn nền kinh tế đất nước.
Bắt đầu giai đoạn từ những năm 1990, Đà Lạt được chú trọng hơn và lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó cho đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng, nhiều khu du lịch, điểm đến độc đáo được xây mới, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Nhiều người trẻ nhìn vào các bức ảnh cũ và ước rằng được sinh ra từ những năm 1975 để có thể chiêm ngưỡng Đà Lạt đẹp thế nào? Một "Đà Lạt" thực sự ra sao? Có lẽ người ta sợ những tòa nhà chọc trời, những khối bê tông cốt thép,... hoặc chỉ đơn giản là Đà Lạt chẳng còn là "Đà Lạt" nữa...
Bích Ngọc
Nguồn: Tổng hợp