Huyền Nguyễn - 10:41 07/05/2020
Nếu như du khách chỉ biết đến Festival hoa hay lễ hội cồng chiêng thì vẫn còn đủ. Bởi Đà Lạt là một trong những thành phố không chỉ thu hút du khách bởi nét đẹp thiên nhiên mà còn bởi nét đẹp văn hóa, cùng nhiều lễ hội đặc sắc. Dưới đây, 360dalat.com sẽ chia sẻ đến các bạn những lễ hội mang bản sắc văn hóa không thể bỏ qua khi đến thành phố ngàn hoa.
Festival Hoa Đà Lạt đã được kéo dài khoảng 15 năm, kể từ năm 2015. Cứ 2 năm một lần, người dân nơi đây lại tổ chức lễ hội để tôn vinh người trồng hoa, nét đẹp của thành phố ngàn hoa, cũng như phục vụ du khách đến tham quan.
Thông thường sẽ diễn ra vào cuối tháng 12 và kéo dài trong vòng 3-4 ngày. Lúc này, cả Đà Lạt đều ngập tràn trong sắc hoa rực rỡ với nhiều tiểu cảnh độc đáo được kết từ các loài hoa được trồng tại đây. Chủ yếu được trưng bày xung quanh khu vực hồ Xuân Hương và vườn hoa thành phố. Các buổi khai mạc và bế mạc sẽ được diễn ra tại quảng trường Lâm Viên. Đây là các buổi lễ thu hút nhiều du khách nhất bởi các màn trình diễn đặc sắc cũng như màn bắn pháo hoa rực rỡ. Bên cạnh đó, xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội là các chương trình hấp dẫn khác như: "Hội chợ triển lãm hoa", "Phố bích họa Dốc Nhà Làng", "Diễu hành trên đường phố"....
Lâm Đồng có tổng diện tích trồng chè lên đến 26.000 ha, trong đó chiếm 27% sản lượng chè của cả nước. Việc tổ chức lễ hội văn hóa trà được đưa ra nhằm mục đích: tôn vinh nghề trồng và chế biến trà. Đồng thời cũng quảng bá cho những sản phẩm trà của địa phương, giao lưu vắn hóa uống trà, nhất là đối với giới trẻ. Không gian lễ hội không chỉ dừng lại tại một huyện hay một thành phố, mà được mở rộng ra tại 3 địa điểm có truyền thống làm trà tại Lâm Đồng.
Tại lễ hội, du khách sẽ được tham quan đồi chè, cơ sở sản xuất. Cùng với đó là các chương trình âm nhạc, nghệ thuật đặc sắc, như: "Hương sắc trà B'Lao", "Sắc màu Nam Tây Nguyên", hội thi "Kiến thức trà và cuộc sống" và nhiều chương trình khác. Đây là một lễ hội lớn, thể hiện lòng tự hào của người dân lao động với nghề trồng chè. Cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư trong bối cảnh hội nhập.
Cồng chiêng Tây Nguyên là hình thức diễn xướng tập thể. Mỗi một nhạc công sẽ chơi duy nhất một nốt và một mô hình tiết tấu. Từ đó, kết hợp thành bè và giai điệu. Trong lễ hội, cồng chiêng là cầu nối duy nhất giữa thần linh và con người, giữa đất và trời và là sự giao tiếp của cộng đồng. Ngoài ra, các lễ hội dân gian cũng được tái hiện lại, nhằm kêu gọi cộng đồng chung sức bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc.
Hiện nay, cồng chiêng chỉ còn tại một số nước Đông Nam Á và nguyên thủy nhất là tại Tây Nguyên, Việt Nam. Mục đích diễn ra nhằm quảng bá, đem hình ảnh và văn hóa cồng chiêng đến gần với người dân. Hiện nay, lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
Ngoài những lễ hội kể trên, Đà Lạt còn có nhiều lễ hội khác được nhiều du khách yêu thích. Điển hình như lễ hội cỏ hồng, được diễn ra vào khoảng tháng 10 tại khu vực Suối Vàng (Đà Lạt). Khi đến với lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng và chụp hình với những thảm cỏ, đẹp tựa như một chiếc thảm lông màu hồng. Hoặc lễ hội thác Ponggour (Đức Trọng) được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm. Mục đích nhằm tưởng nhớ nữ tù trưởng Kanai. Trong lễ hội, người dân sẽ tham gia các hoạt động vui chơi như: đánh đu, ném còn, đánh sạp,...
Một số lễ hội khác:
Các lễ hội Đà Lạt thường mang nhiều ý nghĩa và thu hút sự quan tâm của du khách. Với những chia sẻ trên, các bạn có thể giữa du lịch và lễ hội, vừa có thể tham quan các địa điểm thú vị, vừa có thể tham gia các lễ hội độc đáo. Cuối cùng, 360dalat.com chúc các bạn có nhiều kỷ niệm đáng nhớ và vui vẻ tại thành phố ngàn hoa!
Bảo Trân
(Ảnh: sưu tầm)