Đau lòng nhìn thủ phủ chè Lâm Đồng bị 'xé nát' để làm dự án bất động sản chui

Trân Bùi - 15:47 27/10/2021

Bảo Lộc được xem là thủ phủ chè của tỉnh Lâm Đồng với thương hiệu Trà B'Lao. Thế nhưng gần đây, những chiêu trò hiến đất làm đường để phân lô, tách thửa bùng lên mạnh mẽ, khiến cho đồi chè gần như bị "xé nát".

"Con người đi đến đâu, hơi ấm bừng lên ở đó, nhưng ấm đến mức thay đổi cả khí hậu của một vùng đất, cũng ghê." - Nguyễn Ngọc Tư.

Pha Nat Doi Che
Đồi chè xanh mướt nay không còn nguyên vẹn - Ảnh: Minh An

Mấy ai không khỏi đau lòng  khi nhìn thấy hình ảnh những đồi chè Ôlong xanh ngát, tuyệt đẹp, có giá trị cao nay đã bị xới tung lên, phân chia thành từng mảnh nhỏ để làm dự án bất động sản chui. Ngày 26-10, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết việc giám định hiện trường khu vực các dự án bất động sản chui tại TP Bảo Lộc (tập trung ở xã Đam B’ri và phường Lộc Phát) vẫn đang tiếp tục thực hiện (dự kiến trong 10 ngày).

Trong  khoảng hai năm trở lại đây, phong trào “hiến đất làm đường” ở TP Bảo Lộc trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Thực chất, đây chỉ là chiêu trò nhằm mở đường trong các lô đất nông nghiệp có diện tích lớn, để người dân lách luật nhằm phân lô, bán nền.

H2 Zing
Phong trào “hiến đất làm đường” nổ ra rầm rộ - Ảnh: Minh An

Mô típ hình thành các “dự án” như sau: Người dân địa phương (hoặc người ngoại tỉnh) đứng tên lô đất có diện tích hàng chục nghìn mét vuông. Sau đó, họ làm đơn xin hiến đất làm đường cho chính quyền địa phương xác nhận và tự xây dựng hạ tầng, đấu nối với tuyến đường giao thông hiện hữu.

Khi bắt đầu có đường nội bộ, họ bắt đầu phân thành các lô nhỏ vài trăm mét vuông để bán cho khách hàng dưới hình thức “dự án bất động sản” được quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Logo Bds Bao Loc 11 1635223837516783096649
Nhiều người cảm thấy khá đau lòng - Ảnh: M.Vinh

Nhờ hoạt động mua bán đất phát triển rầm rộ đã giúp người dân địa phương có thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng chè hoặc cà phê, nhiều người dân đã mua được cả ôtô và cuộc sống phồn vinh hơn trước. Tuy nhiên về lâu dài, việc phân lô phát triển mạnh khiến diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp, hệ lụy sau này cũng có thể dẫn đến hết đất canh tác.

Theo Zing

 

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề