Bích Ngọc - 17:16 25/10/2020
Dù vị trí nằm khá xa trung tâm thành phố, nhưng vẻ đẹp hùng vĩ làm say đắm lòng người của thác Pongour đã đã xóa tan mọi trở ngại. Tiếp thêm động lực để du khách tìm đến để chiêm ngưỡng con thác xinh đẹp. Con thác vừa có sự hùng vĩ, hoang sơ. Vừa mang một nét thơ mộng rất Đà Lạt. Chính vì thếvua Bảo Đại vô cùng yêu thích vô cùng yêu thích ngọn thác này. Chính ông cũng là người đặt tên khi ghé thăm nơi đây.
Đà Lạt sở hữu rất nhiều dòng thác đẹp. Nổi bật như thác Cam Ly, thác Datanla hay thác Prenn. Nằm trong số đó, người ta không thể không nhắc đến thác Pongour. Một trong những thác nước xinh đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất mộng mơ.
Thác Pongour có nhiều tên gọi khác nhau. Phổ biến nhất là thác 7 tầng hay thác Thiên Thai. Thác có độ cao khoảng 40m, chảy qua 7 ghềnh đá. Phía chân núi là rừng nguyên sinh có diện tích lên đến 2,5ha. Cùng với đó là hệ động thực vật vô cùng đa dạng. Để xuống được thác, du khách phải đi bộ trên con đường đất đỏ gập ghềnh khoảng 500m. Hoặc có thể trải nghiệm đi qua những bậc thang lát đá, cao hơn 50m để ngắm được toàn bộ con thác. Hiện thác còn không quá nhiều nước do làm thủy điện. Nhưng với dòng chảy bậc thềm rộng lớn vẫn tạo thành khung cảnh độc đáo. Khu thung lũng hạ lưu của thác cũng là địa điểm thích hợp cho cắm trại và nghỉ dưỡng.
Dường như mỗi địa điểm của Đà Lạt đều gắn liền với một truyền thuyết hay một câu chuyện dân gian. Thác Pongour Đà Lạt cũng có nhiều câu chuyện xoay quanh vô cùng hấp dẫn. Có người cho rằng, thác Pongour gắn liền với câu chuyện của nữ tù trưởng. Nàng là Kanai - người con của buôn làng K'Ho. Để mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng, nàng đã chinh phục được 4 con tê giác khổng lồ. Sau khi mất, nơi an nghỉ của nàng bỗng hiện lên một ngọn thác. Mà người dân vẫn thường gọi là thác Pongour.
Những cũng có người cho rằng, tên gọi Pongour xuất phát từ cách phiên âm của người Pháp. Họ phiên âm từ K'Ho trở thành [Pon:gou].Dựa theo một số tài liệu được ghi chép lại thì khu vực xung quanh thác đều có chất kaolin. Tên gọi này mang ý nghĩa "Ông chủ của vùng đất sét trắng". Hiện nay, cứ đến rằm tháng giêng, thác Pongour lại tổ chức lễ hội thường niên. Đây là dịp để các nam thanh nữ tú từ khắp nơi đổ về, cùng giao lưu và tìm hiểu nhau.
Giá vé thác Pongour được cập nhật 2020 là 20.000 đồng/ người. Cùng với vé gửi xe khoảng 5.000 đồng - 10.000 đồng/ xe. Bên cạnh đó, thác nằm trong khu du lịch. Nên xung quanh đều có các dịch vụ mua sắm, ăn uống phục vụ du khách. Tuy nhiên, do vắng khách nên các dịch vụ không đa dạng. Nếu có ý định ở lại ăn trưa dưới chân thác, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ ăn, đồ uống từ nhà đi nhé.
Thác Pongour cách trung tâm thành phố khoảng 50km. Đoạn đường đi xa nhưng bù lại phong cảnh cực chill. Khiến đoạn đường dường như rút ngắn rất nhiều. Đường đến thác Pongour khá dễ dàng, không hề khó tìm. Bạn có thể đi theo chỉ dẫn của Google Maps mà 360dalat.com để ở trên để tìm được đoạn đường ngắn nhất nhé. Cách nhanh nhất là di chuyển theo hướng quốc lộ 20. Chạy hết đèo Prenn và thị trấn Liên Nghĩa. Sau đó, chạy thêm khoảng 7km, phía tay phải sẽ có biển báo của thác Pongour. Từ đây, chạy xe khoảng 7m nữa là đến thác rồi nhé.
Địa chỉ: Thác Pongour - Thôn Tân Nghĩa, Xã Gia Ninh, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.
Người ta vẫn hay gọi nơi đây với cái tên "Nam thiên đệ nhất thác". Khung cảnh hoang sơ với thác nước 7 tầng tung bọt trắng xóa. Kết hợp cùng rừng hoang sinh hùng vĩ. Vẻ đẹp đặc biệt của dòng thác là điều khó mà xóa nhòa.
Thác Pongour cao khoảng 50m, và chia thành 7 tầng thác đổ. Từng dòng chảy thi nhau đổ xuống tạo khung cảnh tuyệt đẹp. Những tảng đó to, trên những tầng thác làm cho dòng nước tung bọt trắng xóa. Bên cạnh đó, Thác Pongour Đà Lạt gây ấn tượng bởi hệ thống đá. Tuy xếp thành từng lớp, mặt đá bằng phẳng nhưng đã “xé” nguồn nước thành hàng trăm dòng nhỏ. Tạo thành các dòng nước tung bọt trắng xóa. Phía dưới chân thác là mặt hồ rộng yên bình. Cùng với nhiều tảng đá nhấp nhô như tạo thêm điểm nhấn cho nơi này.
Cứ vào rằm tháng Giêng hàng năm, thác Pongour Đà Lạt lại tổ chứ lễ hội. Đây là lễ hội truyền thống của người dân tộc sống trên địa bàn huyện Đức Trọng. Nhưng đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia. Lễ hội thác Pongour được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ nữ tù trưởng Kanai. Trong dịp này, người dân sẽ cùng tham gia các trò chơi dân gian như: đánh sạp, đánh đu, ném còn,... Cũng như cái đôi trai gái sẽ có thời gian làm quen, tìm hiểu và cùng nhau gắn kết tình cảm.
Đường đến thác có dễ hay không? Thác Pongour mùa nào có nước? Hay có được mang đồ ăn vào trong khu du lịch không? Nếu là lần đầu tiên đến thác Pongour Đà Lạt, du khách cần lưu ý những điều mà Dulichdl.vn đã tổng hợp dưới đây:
Thác Pongour Đà Lạt là một trong những điểm đến hoang sơ nhất, hùng vĩ nhất. Trên đây là những thông tin hữu ích về "Nam thiên đệ nhất thác" mà Dulichdl.vn gửi đến các bạn. Chúc các bạn có một chuyến vi vu Đà Lạt thật ý nghĩa và nhiều khoảnh khắc đáng nhớ bên gia đình, người thân và bạn bè nhé!
Bích Ngọc