Lâm Đồng đón những cơn mưa nhỏ nhưng nhận lũ to, vì đâu nên nỗi?

Trân Bùi - 15:16 22/06/2020

Trong những năm gần đây, khu vực Lâm Đồng chỉ cần đón một trận mưa có cường độ trung bình nhưng kéo dài đã có thể khiến lũ lớn xảy ra khắp nơi. Phải chăng đã đến lúc Mẹ thiên nhiên nổi giận?

2 9 156523619943819323657
Đà Lạt từng bị ngập lụt kinh hoàng

Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong những năm gần đây, mức độ ngập lụt của Đà Lạt đã tăng lên đáng kể. Mặc dù chỉ đón những cơn mưa có cường độ trung bình, thế nhưng lũ lớn lại xảy ra nghiêm trọng. Nghe có vẻ khó tin nhưng đây lại là một thực trạng đáng buồn xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt là thành phố Đà Lạt mộng mơ.

Những trận lũ ở Lâm Đồng

Vào những ngày tháng 6/2020 vừa qua, Đà Lạt bắt đầu bước vào mùa mưa. Sau các cơn mưa ấy, những hình ảnh/video về các dòng nước lũ được lan truyền rất nhanh trên mạng xã hội. Nhìn hình ảnh được ghi lại dưới đây, bạn sẽ không thể tin được rằng giữa trung tâm Đà Lạt lại có những dòng lũ chảy xiết đến như vậy. Bất cứ ai chứng kiến cảnh tượng này cũng cảm thấy bất ngờ, hoang mang và hoảng sợ. Bên cạnh đó, khu vực đèo Đạ Sar cũng bị sạt lở, những dòng nước lũ ồ ạt băng qua đường khiến người đi đường rất lo lắng.

104493977 885831058575086 4221384522062103711 O
Nước lũ ồ ạt đổ về trung tâm thành phố - Ảnh: Huỳnh Ngọc Thùy Dương
Deo Da Sar
Đèo Đạ Sar sạt lở nghiêm trọng - Ảnh: Nguyễn Bảo Ân

Đỉnh điểm là đợt lũ vào ngày 8/8/2019, lượng mưa ở Đà Lạt được ghi nhận chỉ khoảng 23mm/24h thế nhưng tình trạng lũ lớn xảy ra khắp nơi. Khu vực nội thành Đà Lạt lúc bấy giờ xuất hiện nhiều điểm ngập kéo dài khoảng 1 giờ. Đó là vùng hạ lưu suối Cam Ly (khu dân cư Mạc Đỉnh Chi), khu vực hồ Than Thở, bờ hồ Xuân Hương khu vực Vườn hoa thành phố.

Anh1 Jewt
Đèo Bảo Lộc sạt lở sau trận mưa ngày 8/8/2019 - Ảnh: Trùng Dương

Trong đợt lũ ấy, huyện Lạc Dương nằm ở lân cận Đà Lạt đã bị tàn phá hơn 200ha ruộng vườn và nhà cửa, cô lập hơn 50 hộ dân trong nhiều giờ. Chưa hết, khu vực đèo Bảo Lộc liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ sạt lở lớn nhỏ khiến hàng trăm tấn đất đá tràn ngập xuống đường. Sự việc này đã khiến cả 2 chiều lưu thông trên đèo Bảo Lộc tê liệt hoàn toàn.

Lũ lớn xảy ra liên tục, vì đâu nên nỗi ?

Trong 7 năm gần đây, lũ ở Đà Lạt và vùng lân cận có tần suất ngày càng dày hơn. Theo bạn, lý do là gì? Chắc hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến nạn chặt phá rừng. Liên tiếp những vụ phá rừng, đầu độc hàng trăm cây thông vẫn đang diễn ra khiến ai nấy cũng bàng hoàng, xót xa. Diện tích rừng ở Lâm Đồng ngày càng bị thu hẹp, gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Một trong những điều không thể không kể đến đó chính là gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất,...

Aab937d5 Bddf 4136 Be37 30e60b4167d4 A837
Hàng loạt vụ phá rừng vẫn đang diễn ra - Ảnh: Khắc Lịch
02 3 845c
Nhiều cây thông đã bị đốn hạ - Ảnh: Đam Trọng

Theo Tiến sĩ ngành môi trường Lâm Ngọc Tuấn (Đại học Đà Lạt) cho biết việc gia tăng ồ ạt diện tích sản xuất nông nghiệp trong nhà kính, nhất là vùng nông nghiệp dọc hai bên suối Cam Ly cũng là nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến lũ lụt. Đối với những vùng đất có nhà kính, hệ số thấm nước bằng không. Có nghĩa là khi mưa đổ xuống sẽ rơi trên những tấm nilông và bằng cách nào đó đổ ào ào ra suối và nước sẽ không thấm vô đất giọt nào. "Lượng nước không thấm được đổ ra suối trong thời gian ngắn khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh. Như vậy dù mưa không to nhưng vẫn xảy ra lũ, lụt. Nếu mưa to thì hậu quả không còn nằm trong tầm kiểm soát" - Ông Tuấn cho biết thêm.

Tinh Trang Nha Kinh Bao Phu Dat Nong Nghiep O Da L
Những khu nhà kính xuất hiện gây nên nhiều hệ lụy cho môi trường

Những việc làm hàng ngày đối với thiên nhiên mọi người vẫn cho rằng đó là điều bình thường và thơ ơ với nó. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, tất cả mọi hậu quả đổ dồn xuống, chúng ta sẽ không thể nào lường trước được. Từ những việc phá rừng vô tội vạ để xâm chiếm đất, họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà không hề biết rằng Mẹ nhiên cũng biết giận dữ. Sự giận dữ của Mẹ thiên nhiên đáng sợ đến mức nào, rồi chúng ta sẽ được chứng kiến nếu ngay từ bây giờ không biết cách bảo vệ rừng thông, bảo vệ môi trường.

Bảo Trân

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề

Đà Lạt rực rỡ pháo hoa đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025

chewii - 15:01 13/01/2025

Vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, bầu trời Đà Lạt sẽ sáng bừng lên với những màn pháo hoa tuyệt đẹp.

Dalat Art Map: Dệt nên sắc màu nghệ thuật Đà Lạt

chewii - 15:12 09/01/2025

Như một ngọn gió mới, “Dalat Art Map” ra đời, mở ra một hành trình lãng mạn để du khách chạm đến những giá trị tinh tế nhất của thành phố mờ sương.

Di Linh ra mắt bản đồ du lịch 360: Trải nghiệm điểm đến chân thực qua công nghệ số

chewii - 15:10 30/12/2024

Huyện Di Linh, Lâm Đồng đã chính thức triển khai ứng dụng bản đồ du lịch 360 để giới thiệu các điểm đến đặc sắc trên địa bàn.

Nhà hàng Thủy Tạ, Cáp Treo và Golf 3 Đà Lạt: Những tài sản chờ tái sinh trong vòng xoay đấu giá

chewii - 14:00 29/12/2024

Những công trình gắn liền với Đà Lạt như nhà hàng Thủy Tạ, khu du lịch Cáp Treo và khách sạn Golf 3 đang đứng trước ngã rẽ mới.

Hoa phượng vàng Đà Lạt: Để biết phượng Đà Lạt không chỉ màu tím…

chewii - 14:05 27/12/2024

Nếu bạn đã quá quen thuộc với hình ảnh hoa phượng tím, chắc hẳn bạn chưa biết đến hoa phượng vàng Đà Lạt – một biểu tượng khác của sự đa dạng và phong phú trong thế giới hoa nơi đây.

Đoàn Tàu Hoàng Hậu Đà Lạt - La Reine: Hành trình hoàng gia trong tầm với

chewii - 23:01 25/12/2024

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp cổ điển pha lẫn nét thơ mộng của Đà Lạt, thì Đoàn tàu Hoàng hậu Đà Lạt – La Reine chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tháng 1/2025 từ A đến Z

chewii - 19:31 25/12/2024

Hãy cùng 360dalat.com tìm hiểu kinh nghiệm du lịch Đà Lạt tháng 1/2025, thời điểm hoàn hảo để bạn khám phá tất cả những gì Đà Lạt có!

Xem thêm