Ngắm nhìn hình ảnh về khách sạn Langbiang Palace 1 thế kỷ tuổi ở Đà Lạt

Bích Ngọc - 12:02 03/12/2021

Về những khách sạn đầu tiên ở Đà Lạt, trong đó có Hôtel du Parc xây dựng từ năm 1922 và vẫn còn cho đến hiện nay. Tuy nhiên về mức độ quy mô và tuổi đời thì không khách sạn nào sánh bằng Langbiang Palace có tuổi đời đúng 100 năm.

Langbian Palace
Khách sạn đầu tiên được xây tại Đà Lạt

Langbiang Palace nay được biết đến với cái tên là DaLat Palace , là đại khách sạn được người Pháp xây dựng sớm nhất ở Đà Lạt, với ý định trang bị cho “đô thị nghỉ dưỡng” một nơi đón tiếp du khách có đầy đủ tiện nghi. Công trình này được xây năm 1916 và hoàn thành sau 6 năm.

Khuôn viên của Langbian Palace rộng đến hơn 40 nghìn mét vuông, chung quanh là vườn hoa, thảm cỏ, rừng thông. Có thể nói sự đồ sộ của Langbiang Palace hoàn toàn áp đảo mọi công trình của Đà Lạt về sau này.

Langbian Palace 1
Tên nɡᴜyên thủy của khách sạn là Lanɡbianɡ Palaᴄе, tọa lạᴄ ở nɡay ᴄửa nɡõ νàᴏ Đà Lạt
Dalat Palace 11
Từ bên trên Langbiang Palace nhìn xuống

Vào thuở sơ khai của Đà Lạt, Langbiang được xây dựng ở vị trí quy hoạch dành riêng, có rất nhiều lợi thế. Cận cảnh là hồ Xuân Hương, đồi Cù,… Ở phía xa là dãy núi Lang Biang xanh thẳm. Khách sạn này có hệ thống bậc thang trải dài theo sườn đồi, từ phía Hồ Xuân Hương đến tận lối vào chính. Chi tiết này làm cho khách sạn Palace thêm phần uy nghi, duyên dáng mà không khách sạn nào có được.

Langbian Palace 4
Bậc thang dài dẫn lên khách sạn. Hình chụp này là từ khách sạn nhìn xuống hồ Xuân Hương

Langbiang Palace được xây dựng theo kiến trúc hiện đại kết hợp với cổ điển. Khách sạn gồm 3 tầng, phần tầng trệt nhô cao hơn mặt sân để tạo thêm một tầng hầm. Khách sạn có 43 phòng, tất cả đều được trang bị thiết bị, đồ dùng sang trọng.

Langbian Palace 3
Cận cảnh kiến trúc của khách sạn
Langbian Palace 2
Cận cảnh kiến trúc của khách sạn

Đây được xem là khách sạch tiện nghi và xa hoa nhất thời bấy giờ. Ngoài dàn nhạc, rạp chiếu bóng, phòng khiêu vũ, phòng tập thể dục, sân tennis, cưỡi ngựa thì khách sạn còn có vườn rau riêng và một nhà hàng Pháp cùng phòng họp với sức chứa 100 người.

Dalat Palace 22
Nội thất của Langbiang Palace
Dalat Palace 17
Nội thất của Langbiang Palace
Dalat Palace 20
Nội thất của Langbiang Palace

Về nhà hàng Pháp trong Langbiang cũng có một câu chuyện thú vị, đó là theo quy định đối với khách sạn có quy mô như thế này thì phải có quản lý và bếp trưởng người Pháp sẵn sàng trước khi khách sạn đi vào hoạt động. Từ năm 1920, một người Pháp tên là Marc Desanti đã quản lý khách sạn khi nó vẫn còn đang được xây dang dở, và Desanti cũng chiêu mộ một bếp trưởng từ Pau ở miền Nam nước Pháp để sang Đà Lạt. Đó là đầu bếp tên là Henri Passiot, kiêm luôn vị trí phụ trách phòng, đã ký hợp đồng 3 năm để bắt đầu làm việc từ ngày 1/1/1921.

Tuy nhiên sau ngày ký hợp đồng 10 tháng mà khách sạn vẫn chưa hoàn thiện phần nội thất, bếp trưởng Passiot làm đơn kiện Desanti đòi trả đủ tiền lương, cũng như chi phí đi lại giữa Pháp và Đông Dương cho cả 2 vợ chồng ông.

Langbian Palace 6
Một gia đình quý tộc đang ở trong Langbiang Palace năm 1967 (lúc này đã đổi tên thành Dalat Palace)
Langbian Palace 7
Nhà bếp bên trong Langbiang Palace

Năm 1943, mặt tiền của Langbiang Palace được thay đổi phần mặt tiền, ngoại thất trở nên rất giống với dinh Bảo Đại được xây vào các năm 1934, 1937, không còn mang nét cổ điển nữa mà trở nên hiện đại hơn. Sở sĩ như vậy là vì toàn quyền Đông Dương lúc đó là Jean Decoux không thích những đường nét cổ điển mà ông xem là “lỗi thời” của Langbiang Palace trước đó. Vì vậy, kiến trúc cổ điển bị loại bỏ, đơn giản hóa các đường nét và cắt bỏ các chi tiết mang phong cách nghệ thuật rococo vốn thịnh hành từ thế kỷ 18 ở Pháp.

Langbian Palace 8
Langbiang Palace sau khi đã thay đổi ngoại thất
Langbian Palace 9
Langbiang Palace sau khi đã thay đổi ngoại thất
Langbian Palace 13
Langbiang Palace sau khi đã thay đổi ngoại thất

Từ thập niên 1950, khách sạn đổi tên thành Dalat Palace, sau 1975 có thời gian được mang tên Dalat Sofitel Palace, rồi lại đổi thành Dalat Palace Hotel như hiện nay.

Theo Chuyện Xưa

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề

Vi vu Tết Ất Tỵ 2025 trên ga xe lửa cổ Đà Lạt, tại sao không?

chewii - 19:52 16/01/2025

Mỗi độ xuân về, ga xe lửa cổ nhất Đông Dương lại trở thành một điểm hẹn vô cùng hấp dẫn với khách du xuân.

Hành trình đánh thức Biệt điện Trần Lệ Xuân - Madame de Dalat

chewii - 19:52 15/01/2025

Nằm giữa những ngọn đồi xanh mướt của thành phố Đà Lạt, Biệt điện Trần Lệ Xuân – hay còn gọi là Madame de Dalat – như một viên ngọc ẩn mình trong ký ức, lặng lẽ chờ đợi ngày được thức tỉnh.

Mai anh đào năm nay nở sớm, nhuộm hồng Đà Lạt đón xuân sang

chewii - 20:03 14/01/2025

Dưới ánh sương mờ sáng sớm, hoa mai anh đào bất ngờ khoe sắc, trở thành tâm điểm thu hút hàng ngàn du khách đổ về Đà Lạt trong những ngày đầu năm mới 2025.

Hồ Than Thở Đà Lạt sẽ trở thành công viên ánh sáng rực rỡ nhất Việt Nam

chewii - 19:48 10/01/2025

Hồ Than Thở, một biểu tượng thơ mộng của Đà Lạt, nơi từng gắn liền với những câu chuyện tình yêu buồn, sắp bước sang một chương mới đầy kỳ ảo và lung linh.

Tham Quan Cổ Tự Linh Quang - ngôi Tổ đình đầu tiên tại Đà Lạt

Trân Bùi - 20:41 30/12/2024

Chùa Linh Quang là ngôi chùa đầu tiên và lâu đời nhất tại Đà Lạt. Do đó, chùa còn được biết đến với cái tên: Linh Quang tổ đình. Đối với những tăng ni, Phật tử, đây là một địa điểm tâm linh, mang ý nghĩa tôn giáo.

4 quán cà phê Đà Lạt với tên gọi độc đáo nghe thôi đã muốn đi ngay

Bích Ngọc - 14:54 27/12/2024

Không thể phủ nhận một trong những lý do khiến du khách ghé thăm Đà Lạt là vì thiên đường các quán cà phê sống ảo ở nơi đây. Không chỉ có không gian xinh đẹp mà ở phố núi còn có một số quán cà phê với tên gọi độc đáo rất đáng để khám phá.

Đoàn Tàu Hoàng Hậu Đà Lạt - La Reine: Hành trình hoàng gia trong tầm với

chewii - 23:01 25/12/2024

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp cổ điển pha lẫn nét thơ mộng của Đà Lạt, thì Đoàn tàu Hoàng hậu Đà Lạt – La Reine chính là sự lựa chọn hoàn hảo.