Bích Ngọc - 16:49 26/08/2021
Tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Tháp Chàm (Phan Rang ) được đánh giá là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi duy nhất của thế giới: một của Việt nam và một của Thụy sĩ. Con đường của Việt nam quy mô hơn hẳn vì nó vừa dài lại có độ độ dốc lớn hơn ( VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes).
Thời điểm đó, vì là tuyến đường độc đạo nên đường sắt khá nhộn nhịp. Tiếng bánh sắt của đoàn tàu qua cầu nghe ầm ầm như thác nước đổ. Đó là những toa tàu chở muối, mắm, tôm cá và rau, củ quả nông sản của 2 vùng miền ngược xuôi…
Tuy nhiên, thời kỳ сһiếп trапһ chống Mỹ (1964-1975) trên tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang thường xuyên xảy ra tình trạng đặt воm, ρһá hoại nên bị đình trệ rất nhiều lần. Bắt đầu từ 1967 đến 1969 việc ngưng hoạt động càng thường xuyên và sau đó là dừng hẳn.
Sau khi ngưng tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm, cùng thời gian đó ở Thụy Sĩ, đoạn đường sắt răng cưa leo núi Furka cũng bị ngưng sử dụng do đầu máy hơi nước bị hỏng không phục hồi được. Phía Thụy Sĩ cử người sang Việt Nam tìm hiểu, đàm phán và năm 1990, phía bạn đã mua được các đầu máy chạy bằng hơi nước, những bộ sườn, toa tàu và một số thiết bị... để vận chuyển về Thụy Sĩ và tiến hành tu sửa. Đến năm 1993, Thụy Sĩ đưa đầu máy chạy bằng hơi nước vào khai thác, đưa du khách rong chơi và vượt dãy Alpes dài 25km cho đến hôm nay.
Tổng cộng, họ mua toàn toàn 9 đầu kéo, trong đó có 4 đầu còn khá tốt, 3 đầu được rã ra để lấy linh kiện, phụ tùng. 2 đầu còn lại quá cũ nát thì họ cũng lấy được 02 khung sườn. Kèm theo đó là các toa tàu, bánh răng cưa, tà vẹt của đường ray,…
Điều đáng nói là tất cả được bán với cái giá vô cùng rẻ gần tương đương giá phế liệu là 650.000 USD. Với khối lượng đến 250 tấn thì giá bình quân 2.600 usd / tấn. Sau khi hợp đồng được ký kết, họ đặt tên chiến dịch là chiến dịch “Quay về Thụy Sĩ” hay kế hoạch “Back to Switzerland”.
Trong khi Việt Nam xem những đầu kéo hơi nước cổ, những đường xe lửa bánh răng cưa là thứ sắt vụn phế liệu thì Thụy Sĩ lại xem đó là món quá hời. Sau khi tu bổ, công ty DFB đã cho mở tuyến du lịch vùng núi bằng xe lửa hơi nước bánh răng độc nhất vô nhị trên toàn thế giới với gía vé 60 usd / vé.
Còn về Việt Nam, có lẽ sau đó nhận ra sự sai lầm nên phục chế lại tuyến đường xe lửa chạy từ Đà Lạt đi Trại Mát với chiều dài 7km để phục vụ du lịch và chụp ảnh kỷ niệm. Tuy nhiên, đó chỉ là tuyến đường xe lửa mặt bằng thông thường chứ không phải đường sắt răng cưa và được chắp vá bằng một đầu máy xe lửa là đầu máy chạy điện của Nhật và toa chở khách là của Đức sản xuất.
Trước đây, người Thụy Sỹ tự hào vì sở hữu đầu máy xe lửa bánh răng chạy bằng hơi nước chỉ có ở Thụy Sỹ và Việt Nam, thì nay, họ lại càng tự hào hơn bởi nó đã trở thành của “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Còn phía Việt Nam thì dĩ vãng về tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt sẽ mãi chỉ còn là một kỷ niệm.
Theo Yêu Lịch Sử
(Ảnh: Sưu Tầm)