Bích Ngọc - 15:33 18/06/2021
Tỉnh Lâm Đồng có lượng tổng sản phẩm bình quân đầu người cao nhất khu vực Tây Nguyên, tỷ trọng dịch vụ ngành du lịch chiếm 35% kinh tế toàn tỉnh nhưng thành phần khách du lịch đến thành phố Đà Lạt vẫn thiếu cân đối. Theo báo cáo từ CBRE, 94%-97% lượt khách đến Đà Lạt trong hai năm vừa qua là khách nội địa và ngày lưu trú cũng chưa dài.
GRDP hiện tại của Lâm Đồng xếp thứ 22 toàn quốc với hơn 94 ngàn tỷ VND. Trong bối cảnh Covid-19 tác động tiêu cực đến ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch lưu trú, dịch vụ, tỉnh Lâm Đồng đạt tăng trưởng 2,01% nhờ nguồn khách du lịch nội địa. Tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt cũng là một trong những địa điểm du lịch có mức hồi phục tốt trong năm 2020, sau khi thị trường du lịch Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh.
Trong giai đoạn mười năm trở lại đây, tỉnh Lâm Đồng chú trọng khai thác cả khách du lịch trong nước và quốc tế. Với định hướng như trên, tỉnh Lâm Đồng hướng tới đóng góp du lịch dịch vụ khoảng 37% và 40% trong giai đoạn 2025 và 2030. Số lượng khách du lịch và số cơ sử lưu trú cũng tăng mạnh mẽ trong khoảng thời gian này, tuy vậy, thành phần khách du lịch vẫn chưa đa dạng, mất cân đối.
Các cơ sở lưu trú cũng thường là của cá nhân nhỏ lẻ, đánh vào phần khúc bình dân, chất lượng không cao, từ đó dẫn đến cơ sở lưu trú có công suất hoạt động trung bình thấp, đối tượng người sử dụng dịch vụ kém đa dạng.
Dự báo lượt khách đến Đà Lạt trong 10 năm tới được đưa ra dựa theo 3 kịch bản sau:
Theo như 3 kịch bản trên, tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm tới so với mức trước dịch bệnh lần lượt là 11,3% (Kịch bản 1), 16,2% (Kịch bản 2) và 9,7% (kịch bản 3).
Lưu ý rằng ước tính trên có thể thay đổi theo hướng tích cực nếu thời gian lưu trú trung bình tăng lên và tỉnh Khánh Hòa có thêm:
Đà Lạt cần cải thiện những lỗ hổng/khuyết điểm trong du lịch (cơ sở hạ tầng, loại hình du lịch, cơ sở lưu trú...) để sẵn sàng cho lượt khách trong kịch bản.
Theo TravelMag.vn