Khám phá chùa Tàu - nơi có chiếc bàn xoay kì diệu đầy bí ẩn

Huyền Nguyễn - 15:57 16/04/2020

Nếu như những ngôi chùa Đà Lạt đẹp về kiến trúc, nổi bật về những kỷ lục thì chùa Tàu lại gây ấn tượng bởi chiếc bàn tự xoay. Đây cũng là ngôi chùa duy nhất tại Đà Lạt có nét kiến trúc Trung Hoa ấn tượng.

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với bầu không khí mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Thành phố còn thu hút lượng lớn du khách ghé thăm bởi những nét đặc sắc của các ngôi chùa. Các ngôi chùa ở Đà Lạt đều mang trong mình nét kiến trúc độc đáo. Dù lớn hay nhỏ đều được chăm chút vẻ ngoài. Chùa Tàu không chỉ  mang nét kiến trúc Trung Hoa độc nhất Đà Lạt. Mà nơi đây còn sở hữu chiếc bàn xoay bí ẩn, đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Đôi nét về chùa Tàu

Bắt đầu khởi công từ những năm 1958, chùa Tàu mang những nét kiến trúc đậm nét Trung Hoa. Gọi là chùa Tàu vì những người đầu tiên xây dựng nên ngôi chùa này là cộng đồng người Hoa sống ở Đà Lạt. Ban đầu, chùa chỉ được xây dựng giản dị với vỏn vẹn 3 gian nhà gỗ lợp mái tôn. Đến năm 1989, một vị Phật tử tên là: Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu, sửa sang lại ngôi chùa cho khanh trang, đẹp đẽ. Các công trình chính gần như vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến nay.

Chua Tau Thien Vuong Co Sat
Chùa Tàu Đà Lạt

Chùa Tàu ở Đà Lạt tọa lạc ngay trên đồi Rồng lộng gió. Xung quanh là rừng thông bạt ngàn, khung cảnh yên bình đối lập với phố thị náo nhiệt. Không chỉ là nơi thăm viếng, du khách còn có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng cảnh quan thiên nhiên được ưu ái.

Ý nghĩa của những cái tên

Chua Tau O Da Lat
Ý nghĩa của những cái tên

Chùa Tàu còn có 2 tên gọi khác là chùa Thiên Vương Cổ Sát và chùa Phật Trầm. Đây là ngôi chùa có nhiều tên gọi nhất. Mỗi cái tên lại gắn liền với một ý nghĩa, một đặc trưng riêng.

Chùa Tàu

Đây là tên gọi quen thuộc nhất, được nhiều du khách biết đến nhất. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì trước kia, nơi đây có một cộng đồng người Hoa sinh sống. Cho đến nay, những vị tăng ni tại chùa đều có thể sử dụng thành thạo tiếng Quảng Đông.

Chùa Thiên Vương Cổ Sát

Nhiều bạn trẻ không biết :"Chùa Tàu Thiên Vương Cổ Sát" thực ra chỉ là một thôi nhé. Đây là ngôi chùa duy nhất thờ Tứ Vị Thiên Vương, gồm: Tăng Trưởng Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Đa Văn Thiên Vương.

Chùa Phật Trầm

Vào năm 1958, Hòa thượng Thọ Dã đã thỉnh 3 pho tượng Phật từ HongKong sang Việt Nam. Các pho tượng được tạc từ gỗ Trầm, nặng khoảng 1.500kg, cao 4m. Chính vì vậy, xung quanh Bảo Điện luôn phảng phất hương thơm thoang thoảng. Lâu dần, người dân địa phương đã quen gọi là chùa Phật Trầm.

Địa chỉ của chùa Tàu

Chùa Tàu (Chùa Thiên Vương Cổ Sát) chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Đoạn đường đi có một ít ổ gà nên du khách cần cẩn thận tay lái. Xuất phát từ đường Trần Hưng Đạo, chạy thẳng đến vòng xoay Khe Sanh. Sau đó, rẽ phải đến đường Khe Sanh. Lúc này, chỉ cần chạy thêm khoảng 350m nữa là sẽ đến chùa. Tuy nhiên, vì tại đây không có biển hiệu nên rất nhiều bạn chạy xe xuống tận đèo Mimosa. Để tránh việc chạy bị lố hoặc lạc đường, bạn có thể tham khảo bản đồ Google Maps mà 360dalat.com đã đưa ở phía trên nhé. Địa chỉ: Chùa Tàu - 385 Khe Sanh, Mimosa, Đà Lạt.

Tham quan chùa Tàu

Chùa Tàu gây ấn tượng mạnh với du khách bởi những công trình kiến trúc đậm nét Á Đông. Các tòa bảo điện, các pho tượng vừa mang giá trị vật chất, vừa mang giá trị về tinh thần. Một địa điểm dâng hương, cúng bái đầy thi vị.

Từ Bi Bảo Điện

Chua Tau Da Lat
Khu vực với kiến trúc hút mắt

Từ Bi Bảo Điện là khu vực đầu tiên khi bước chân qua cổng Tam Quan. Bên trong điện có chứa rất nhiều tượng Phật. Nổi bật nhất là tượng Phật Di Lặc cười đôn hậu cao 3m cùng 2.5m sơn son thiếp vàng. Bốn góc điện được bố trí tượng của Tứ Đại Thiên Vương: Đa Văn Thiên Vương, Quảng Mục Thiên Vương, Trì Quốc Thiên Vương và Tăng Trưởng Thiên Vương. Du khách khi ghé thăm có thể dâng hương, cầu nguyện ngay các bàn thờ Phật. 

Quang Minh Bảo Điện

Tuong Phat
Ba pho tượng Phật được chế tác từ gỗ Trầm

Quang Minh Bảo Điện chính là điểm nhấn của kiến trúc Chùa Tàu. Được thiết kế theo hình tứ giác độc đáo có 2 tầng. Trên tầng mái được sắp xếp theo thế hồi long - hai con rồng đối diện nhau. Đây là một nét kiến trúc cổ điển của Việt Nam giữa ngôi chùa Trung Hoa. Phía trong bảo điện là 3 pho tượng được tạc từ gỗ Trầm. Bao gồm: Phật A Di Đà, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Những bức tượng này được thỉnh từ HongKong sang Việt Nam. Xung quanh Bảo Điện luôn phảng phất hương trầm thoang thoảng.

Tượng Phật thích ca

Chua Tau
Tượng Phật uy nghi giữa rừng thông

Tọa lạc tại hậu viên chùa là bức Tượng Phật Thích Ca ngự trên đài sen. Bức tượng đồ sộ, cao khoảng 10m luôn được trùng tu để duy trì vẻ đẹp vốn có. Xung quanh là "Cửu Long" (9 rồng) tạo nên vẻ oai nghiêm, không kém phần linh thiêng. Nơi đây từng là cốc của người sáng lập chùa. Do đó, khung cảnh có phần yên bình, nhẹ nhàng. Rất thích hợp để du khách gá lại nhưng âu phiền thường nhật.

Bàn xoay kỳ lạ

Thien Vuong Co Sat
Cận cảnh chiếc bàn xoay kì lạ

Chùa Tàu là  nơi đầu tiên ở Đà Lạt có chiếc bàn xoay kì lạ. Các bạn có thể tìm được những chiếc bàn xoay chùa Linh Phước, Khe Sanh, đồi Mộng Mơ. Tương truyền, bạn chỉ cần đặt tay lên chiếc bàn, hô hiệu lệnh là chiếc bàn sẽ tự xoay đúng theo những điều bạn yêu cầu. Nhắm mắt lại, tĩnh tâm và ra lệnh "Xoay trái", "Xoay phải" hay "Dừng lại". Đó là những bí ẩn đến nay vẫn chưa được lý giải.

Những địa điểm ăn - chơi gần chùa Tàu

Dang Huong
Hàng năm thu hút lượng lớn người dâng hương

Tọa lạc trên đường Khe Sanh, chùa Tàu Đà Lạt còn nằm gần nhiều địa điểm ăn, chơi nổi tiếng. Đặc biệt ở chân dốc chùa có một quán Yaourt phô mai nức tiếng. Du khách có thể tham khảo một số địa điểm dưới đây

  • Vườn hoa Minh Tâm
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Thiền viện Trúc Lâm
  • Yaourt phô mai Khe Sanh

Không chỉ là công trình kiến trúc độc đáo cùng những vật phẩm "lạ" mà chùa Tàu còn sở hữu những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, bình yên. Nếu có dịp đến thành phố ngàn hoa, đừng bỏ lỡ một nét kiến trúc Trung Hoa vẫn được giữ nguyên vẹn cho đến nay, bạn nhé!

Bích Ngọc

# Bài viết nổi bật

# Bài viết cùng chủ đề